Thức ăn cho tôm và công thức thực hiện

Thức ăn cho tôm và công thức thực hiện

Thức ăn cho tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Và nó sẽ đóng vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và sự thành bại của vụ nuôi.

Cũng như bao vật nuôi khác, thức ăn cho tôm chiếm tới 50 – 80% chi phí. Vì vậy đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự làm thức ăn cho tôm, hay sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên cũng là một trong các giải pháp để giảm thiểu chi phí.

thuc an cho tom va cong thuc thưc hien

Các loại thức ăn cho tôm phổ biến

Để đảm bảo quá trình phát triển của tôm, thì thức ăn cơ bản của chúng được chia thành 3 loại như sau:

1. Thức ăn công nghiệp cho tôm

Được sản xuất số lượng lớn. Bởi các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như Dehues, Japfa…

2. Thức ăn tự nhiên

Gồm các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ…

3. Tự làm thức ăn cho tôm

Đây là cách có thể áp dụng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Từ các nguồn nguyên liệu có sẵn như ốc, cá tạp, các phụ phẩm trong nông nghiệp…

Quyết định lựa chọn loại thức ăn nào cho tôm cần xem xét giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và khả năng hấp thụ để giúp tôm tăng trưởng tốt, khỏe mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng của tôm cần được nghiên cứu để đáp ứng lượng thức ăn cho tôm hợp lý. Đồng thời tự làm thức ăn cho tôm cũng cần đúng chuẩn công thức.

Tự làm thức ăn cho tôm là bước quan trọng của người nuôi tôm.

Công thức làm thức ăn cho tôm

Để có công thức chuẩn làm thức ăn cho tôm cần chú ý về nhu cầu dinh dưỡng. Theo đó nhu cầu dinh dưỡng hoạt động của tôm cần đủ để đáp ứng các hoạt động. Có thể phát triển tốt thích nghi với môi trường…

Một số nhu cầu Protein trong thức ăn của tôm tại các hệ thống nuôi khác nhau:

Hệ thống nuôi

Nhu cầu Protenin (%)

Quảng canh

25-30

Bán thâm canh

30-40

Thâm canh

40-50

Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển, tôm cần hàm lượng đạm sẽ khác nhau. Ngoài ra tại mỗi khu vực lại có mật độ thâm canh khác nhau. Nên nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

nhu cau dinh duong cua tom tung giai doan

thanh-phan-dinh-duong-can-cho-tom

Tham khảo một số mật độ nuôi thả trong khu vực Đông Nam Á:

  • Mật độ thả nuôi trong ao đất: 80 – 120con/m2
  • Ấn Độ: 30 – 60 con/m2
  • Ecuador: 10 – 20 con/m2

Tự sản xuất thức ăn cho tôm

Thay vì mua thức ăn cho tôm từ cám công nghiệp hay các nhà sản xuất nhỏ lẻ khác. Các hộ chăn nuôi có thể tự làm cám viên.

Thức ăn cho tôm có giá thành ngày càng tăng, thì việc tự làm thức ăn sẽ là giải pháp cắt giảm chi phí. Đặc biệt sẽ là hữu hiệu đối với những người nuôi trồng thủy sản tại nhà nông.

Video tham khảo Hải An Phát thử máy ép cám viên nổi:  

Dưới đây sẽ là công thức và nguyên liệu tự làm thức ăn cho tôm đối với loại Tôm sú.

Chuẩn bị các nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Các phụ phẩm công nghiệp đại trà  như: đậu nành, cám gạo, mì và các loại phụ phẩm khác như ruốc khô, bột huyết, cá khô…

Thiết bị sử dụng có thể là máy ép thức ăn cho tôm, các dạng công suất vừa và nhỏ…

1. Áp dụng đối với nguyên liệu thô

Công thức phối trộn (người nuôi có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 - 35%).

6 công thức phổ biến

  • Công thức 1: Bột cá khô 30% + Bột ruốc 23% + Cám gạo 26% + Bột gạo lứt 18% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
  • Công thức 2: Bột cá khô 30% + Bột đậu nành 29% + Bột khô dừa 3% + Cám gạo 20% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
  • Công thức 3: Bột cá khô 27% + Bột ruốc 20% + Cám gạo 30% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%. 
  • Công thức 4: Bột cá khô 27% + Bột đậu nành 25% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 25% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
  • Công thức 5: Bột cá khô 25% + Bột ruốc 17% + Cám gạo 35% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
  • Công thức 6: Bột cá khô 25% + Bột đậu nành 23% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 30% + Bột mì 14% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Quy trình sản xuất

Để riêng nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) và nguyên liêu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa).

- Bước 1 (nghiền): Với nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) đem sấy (phơi khô), sau đó sàng để loại bỏ tạp chất, rác bẩn, tiếp theo cho vào máy để nghiền. Với nguyên liêu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa) đem nghiền trực tiếp.

- Bước 2 (trộn): Hai nguyên liệu trên sau khi đã nghiền, đem trộn lẫn với nhau cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…).

- Bước 3 (tạo viên): Ba hỗn hợp trên sau khi trộn với nhau được cho vào máy để tạo viên.

- Bước 4 (sấy hoặc phơi): Đem sản phẩm đã tạo viên sấy (hoặc phơi) và bảo quản sử dụng cho tôm ăn.

2. Đối với loại nguyên liêu tươi kết hợp nguyên liệu khô

Công thức phối trộn 

(có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 - 35%.

Nguyên liệu

Các công thức phối trộn

Công thức 1

 Công thức 2

Công thức 3

Cá tạp tươi đã hấp chín (đã quy khô) (%)

12

10

9

Bột cá (%)

28

20

18

Ruốc khô (%)

15

16

8

Cám gạo (%)

25

30

35

Bột gạo lứt (%)

16

20

26

Các chất phụ gia (%) (premix, chất kết dính…)

4

4

4

 

Quy trình sản xuất

- Bước 1 (tách tạp chất): Nguyên liệu khô (cám gạo, bột cá) và nguyên liệu tươi đã hấp (cá tạp tươi đã hấp chín) được để riêng và tiến hành tách tạp chất.

- Bước 2 (nghiền): Hai nguyên liệu trên sau khi được tách tạp chất, đem từng loại nguyên liệu nghiền nhỏ. Nguyên liệu khô thì nghiền khô, còn nguyên liệu tươi thì nghiền và chà tách xương, vẩy. 

- Bước 3 (trộn): Đem nguyên liệu khô đã nghiền khô; nguyên liệu tươi đã nghiền và chà tách xương, vẩy; cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…) trộn đều với nhau.

- Bước 4 (tạo viên): Ba hỗn hợp trên sau khi được phối trộn với nhau đưa vào máy để tạo viên.

- Bước 5 (gia nhiệt và sấy): Cuối cùng đưa sản phẩm đã tạo viên gia nhiệt và sấy ta được thành phẩm là thức ăn.

Chất lượng thức ăn sản xuất theo các quy trình sản xuất này được đánh giá gần tương đương với thức ăn công nghiệp của các xí nghiệp thức ăn thủy sản trong nước, trong khi đó mức chi phí thấp hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần so với thức ăn công nghiệp.

Thức ăn cho tôm cần phải đảm bảo về dinh dưỡng cũng như định lượng trong quá trình trộn. Ngoài ra quy trình thực hiện cần phải đảm bảo để có thức ăn chất lượng cho tôm. Hy vọng qua bài viết có thể giúp quý bà con, quý khách hàng thêm thông tin cũng như kỹ thuật để tự làm thức ăn cho chăn nuôi tôm.

Qúy khách cần hỗ trợ hoặc tư vấn về thức ăn cho tôm có thể liên hệ tới Hải An Phát nhé. 

lien he ho tro lam thuc an cho tom

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO HẢI AN PHÁT
Thông tin liên hệ
  • Văn Phòng: Số 322/111 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương // Nhà Máy : Số 2000, Ấp Quảng Hòa, Xã Quảng Tiến, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
  • 0979232569
  • https://haianphat.vn
Đăng ký nhận tin
Hãy nhanh tay đăng ký nhận tin ngay để được nhận thông tin mới nhất
Follow us:
Interest Google+ Facebook
2021 Copyright © Hải An Phát All rights reserved. Designed by NINA Co., Ltd
  • Đang online: 5
  • Truy cập tuần: 1411
  • Tổng truy cập: 274403
Back to Top
Zalo
Zalo