Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ khá dễ dàng với bà con chăn nuôi. Vì đây là loài cá có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện môi trường. Sống được trong những môi trường lưỡng tính.

CÁ TRẮM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁ

1. Cá trắm cỏ là gì?

Cá trắm cỏ còn có tên khác là cá trắm trắng thuộc dòng họ nhà cá chép (Cyprinidae). Cá trắm cỏ sống trong môi trường nước ngọt, chủ yếu là các khu vực ao, hồ, sông lớn.  dễ chăn nuôi với khả năng ăn tạp, mau lớn và ít bệnh tật. Nếu bạn có kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ tốt thì chỉ sau 7 tháng là cá có thể đạt 3-4 kg/con.

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

2. Cá trắm cỏ thích ăn gì nhất?

Cá trắm cỏ là loài cá dễ nuôi, với hệ thức ăn đa dạng, thân thiện với con người, dễ tìm kiếm. Thường cá chắm hay ăn cỏ, rong hay các loại lá ngô, sắn, các loại cá, tôm tạp… Bà con cũng hay áp dụng cách trồng cỏ luôn trong ao để cá chủ động tìm nguồn thức ăn.

Đối với giai đoạn đầu thả cá bà con cần băm nhỏ lá rồi rải cho cá ăn. Mỗi loại thức ăn sẽ có thành phần dinh dưỡng riêng. Ngoài ra, bà con cũng có thể thả xen kẽ tôm và tép nhỏ trong ao để làm thức ăn

Để tiết kiệm thời gian và nhân lực, ngày nay bà con cũng thường xuyên cho cá trắm cỏ sử dụng cám công nghiệp ăn nhanh. Hoặc bà con cũng có thể tự chế biến thức ăn bằng cách trộn các loại tinh bột như cám, gạo để chăn nuôi.

3. Tốc độ tăng trưởng và sinh sản của cá trắm cỏ.

Tốc độ tăng trưởng:

  • Một con cá trắm cỏ có thể phát triển lên đến 1,5m và nặng gần 45kg. Một số loài còn có thể sống thọ đến 21 năm. Nhưng với những hộ gia đình chăn nuôi thì cá từ 3-5kg là căn nặng của cá hợp lý để chế biến.
  • Tùy vào môi trường và thời tiết cá sẽ có sự phát triển khác nhau. Cá nuôi trong ao 1 năm đầu đạt 1 kg và tăng 2-3 kg ở những năm sau khi sống trong vùng ôn đới, tăng 4-5kg ở vùng nhiệt đới.

Trắm đen khổng lồ to hơn người: Huyền thoại

Cá trắm đen nặng kỷ lục

Tốc độ sinh sản:

  • Cá trắm cỏ là loài đẻ trứng, sinh sản theo hình thức bán di cư. Khi đến mùa sinh sản dễ dần di cư lên khu vực đầu nguồn để đẻ trứng.
  • Khu vực đầu nguồn là nơi là nguồn nước chảy mạnh, là điều kiện thích hợp cho cá đẻ trứng. Trứng nặng hơn nước nên khi đẻ ra sẽ trôi theo dòng nước xuống xuôi. Những trứng hỏng sẽ chìm xuống dưới đáy.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRẮM CỎ

Để nuôi cá trắm trong môi trường nhốt sẽ có phần khó khăn hơn nhiều, chính vì thế người nông dân phải nắm được những kỹ thuật cơ bản để chăm sóc tốt.

1. Tẩy và dọn ao cá.

Để cá sống tốt trong môi trường nhốt, ao cá thường có diện tích từ 300-1000m2. Cá trắm cỏ ưa nước sạch nên môi trường ao nuôi phải quang đãng. Phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực ao nuôi, vét lượng bùn dư, bón vôi xung quanh để diệt các loài cá tạp và các mầm bệnh.

Mực nước trung bình để duy trì trung bình từ 1 – 1,5m, bờ ao chắc chắn để nước không bị thoát ra ngoài. Độ pH an toàn 6,5. Sử dụng phân chuồng để bón phân cho ao hoặc cũng có thể sử dụng lá xanh. Bón phân thường bón trước khi thả cá 3 ngày, lương phân từ 20 -30kg.

Sau mỗi mùa vụ thu hoạch, bà con cần tu sửa ao nuôi, tát cạn nước cũ. Nhỏ cỏ dại và dọn bùn đọng chứa dưới ao.

Một số kỹ thuật nuôi cá ao thành phẩm

2. Thả cá giống vào ao.

Cá trắm có thường được thả vào hai thời điểm:

  • Vụ mùa xuân: từ tháng 2 đến tháng 3.
  • Vụ mùa thu: Từ tháng 8 đến tháng 9.

Giống cá phải được đảm bảo lớn, khỏe mạnh, không còi cọc hay bị xây xát bệnh tật. Mật độ thả nên từ 1 – 2 con cho 1m2, 30-35 con /m3 nước. Kích thước phù hợp từ 8 đến 10cm.

Cá trắm sẽ không thả trực tiếp mà cho vào túi đựng cá giống xuống nước để cân bằng nhiệt độ. Sau đó 20 phút thì mở miệng túi để cho cá tự bơi ra ngoài.

CÁ TRẮM CỎ GIỐNG - Hợp Tác Xã Thủy Sản Quang Húc

3. Cách chế biến và lựa chọn thức ăn cho cá.

Cách ủ thức ăn cho cá cần chuẩn bị:

  • 200kg cỏ voi, lục bình, cây ngô, rong bảo,… xay nhỏ hoặc cắt khúc từ 3-5cm.
  • Hòa tan 5-7kh cám gạo và 50l nước, 1l mật rỉ đường, 1 gói lên men EMZEO 200gr.
  • Đảo đều và trộn các nguyên liệu. Đánh đống ủ hoặc cho vào bao tải ủ từ 2 -3 ngày là có thể cho cá ăn.

Cách cho cá ăn:

Nguyên liệu

Lượng thức ăn kg/ngày

Cỏ voi

20 – 25 kg

Thân cây ngô

25 – 30 kg

Lục bình, rong rêu, sắn dây, khoai,..

30 – 35 kg

4. Phòng và chữa bệnh cho cá trắm cỏ

Một số bệnh hay mắc phải ở cá trắm cỏ mà bà con cần phải quan sát để phòng chữa:

  • Bệnh đốm đỏ: Bệnh này là bệnh truyền nhiễm, khiến cá bỏ ăn, lờ đờ. Xuất hiện nhiết vết loét trên cơ thể. Khi bệnh nặng khiến các vây cá rụng dần, chảy máu ăn sâu vào cơ thể. Xuất hiện mùi hôi nấm và ký sinh trùng khiến bụng trương phình. Khi phát hiện phải loại bỏ sớm những con cá không cong khả năng ăn uống. dùng thuốc KN- 04-12 để phòng bệnh này.
  • Bệnh xuất huyết: Bệnh này hiện nay chưa có thuốc chữ trị. Nên bạn phải phòng tránh ngay từ ban đầu. Bệnh này sẽ làm chết cá nhưng cơ thể sẽ còn nguyên vẹn, chỉ sảy ra ửng đỏ dưới lớp vảy bị xuất huyết.
  • Bệnh trùng mỏ neo: Bệnh phát sinh từ loài ký sinh trùng mỏ neo. Cá sẽ bị loài ký sinh trùng này hút hết chất dinh dưỡng, khiến da bị viêm loét. Xuất hiện các nốt đỏ, viêm loét, chảy máu. Trọng lượng cá sút giảm, nhưng đầu cá lại to. Bạn hãy sử dụng lá xoan tươi đập dâp rồi thả xuống ao thành từng bó.

Bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt

Bệnh trùng mỏ neo ở cá trắm

Các cách phòng bệnh để chủ động hơn trong việc chăm sóc cá:

  • Dùng vôi để cải tạo môi trường chăn nuôi.
  • Dùng sunfat đồng ( CuSO4) để ngừa ký sinh đa bào.
  • Không sử dụng các loại thuốc và chất cấm trong chăn nuôi

​Hy vọng bài viết trên Hải An Phát đã cung cấp được kiến thức bổ ích về kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ đến với bà con. 

» Tham khảo: máy ép cám viên thủy sản

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO HẢI AN PHÁT
Thông tin liên hệ
  • Văn Phòng: Số 322/111 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương // Nhà Máy : Số 2000, Ấp Quảng Hòa, Xã Quảng Tiến, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
  • 0979232569
  • https://haianphat.vn
Đăng ký nhận tin
Hãy nhanh tay đăng ký nhận tin ngay để được nhận thông tin mới nhất
Follow us:
Interest Google+ Facebook
2021 Copyright © Hải An Phát All rights reserved. Designed by NINA Co., Ltd
  • Đang online: 5
  • Truy cập tuần: 1411
  • Tổng truy cập: 274404
Back to Top
Zalo
Zalo